Thứ Sáu , 26 Tháng Tư 2024
Trang chủ / KIẾN THỨC THẺ / Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

 Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Khi ngân hàng thu phí thì chất lượng dịch vụ có tốt hơn không? ATM là vấn đề được quan tâm nhất. Thứ đến, mức phí đó có phù hợp hay không và đã đủ bù đắp chi phí cho hoạt động ATM chưa?

 

Trả lời về những vấn đề này, ông Bùi Quang Tiên – Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, các ngân hàng khi đưa ra dịch vụ đều mong muốn dịch vụ đi vào cuộc sống, không ngân hàng nào muốn đưa ra sản phẩm của mình mà không được thực tế chấp nhận.

Liên hệ tới vấn đề thu phí ATM của các NHTM hiện nay, ông Bùi Quang Tiên cho rằng, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ ATM thì ngân hàng phải thu phí và thu phí thì ngân hàng mới có thể trang trải chi phí nhằm nâng cao chất lượng.

“Có thu phí ATM hay không thì về chất lượng chúng tôi vẫn phải đảm bảo, không phải vì thu mà chất lượng tốt hơn. Đã kinh doanh thì phải có cạnh tranh, nếu dịch vụ kém hơn thì khách hàng sẽ chạy sang ngân hàng khác” – ông Nguyễn Văn Tuân – Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam khẳng định tại buổi họp báo ngày 27/2.

Theo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Thông tư 35 cho phép các ngân hàng được thu phí rút tiền mặt đối với các giao dịch nội mạng (giao dịch trên máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ). Mức phí áp dụng trong năm 2013 là từ 0 đồng đến 1.000 đồng/giao dịch; từ 0 đồng đến 2.000 đồng/giao dịch trong năm 2014; và từ 0 đồng đến 3.000 đồng/giao dịch từ năm 2015 trở đi.

Dựa trên khung phí này, các NHTM sẽ xây dựng mức phí rút tiền mặt nội mạng trên ATM phù hợp với đặc thù của ngân hàng mình. Quy định này, theo NHNN là đã hài hòa lợi ích giữa các ngân hàng và khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa.

Các thành viên Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho rằng, Thông tư 35 là cơ sở cho việc có thể tạo thêm nguồn thu từ hoạt động thẻ nhằm bù đắp một phần chi phí đầu tư, vận hành hệ thống.

Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cũng lý giải, việc NHNN cho phép các NHTM thu phí, tuy chỉ ở mức phí rất thấp so với các chi phí họ bỏ ra để đầu tư cho dịch vụ về ATM, nhưng cũng phần nào tạo động lực cho các ngân hàng tiếp tục đầu tư vào hoạt động thẻ nhằm mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Bản thân sự tích cực của các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động thẻ sẽ là điều kiện cần để thúc đẩy thị trường thẻ Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đặc biệt, quy định mức sàn là 0 đồng/giao dịch còn khuyến khích các NHTM chủ động đưa ra các chính sách hợp lý nhất nhằm thu hút khách hàng căn cứ vào thực tế hoạt động kinh doanh thẻ của mình.

“Tổng chi phí cho mỗi lần giao dịch từ 7.000 đồng đến 9.000 đồng. Vietcombank sẽ thu phí rút tiền ATM là 1.000 đồng/giao dịch. Nếu tính trên mặt bằng chi phí 7.000 đồng/giao dịch thì ngân hàng vẫn bị lỗ 6.000 đồng” – Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Văn Tuân khẳng định.

Dù mức phí thu chưa đáp ứng được đủ bù chi, nhưng các ngân hàng đã và đang tích cực phát triển, cung cấp tới khách hàng nhiều công cụ thanh toán không dùng tiền mặt (như phát triển mạng lưới POS, triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử…), từ đó khuyến khích khách hàng hạn chế rút tiền mặt mà chuyển sang thanh toán bằng thẻ.

Theo Diemuudai.vn

 

Thuộc về CEO

Bài viết HOT

Hotline ngân hàng SHB

hotline ngân hàng shb

Ngân hàng TMCP Sài Gòn cam kết mang lại cho Quý khách hàng những sản …