Thứ Sáu , 26 Tháng Tư 2024
Trang chủ / TIN TỨC SỰ KIỆN / Những nội dung cơ bản về nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng

Những nội dung cơ bản về nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay bởi những tính năng ưu việt và những lợi ích, ưu đãi cực lớn mà nó đem lại cho người sử dụng. Nhưng để có được chiếc thẻ tín dụng tiện ích đó, chúng ta nên tìm hiểu về nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng như thể nào để có cách sử dụng nó một cách hợp lý và an toàn nhất. Dưới đây là một số nội dung nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng của ngân hàng mà bạn nên biết.

Thứ nhất là cơ sở chấp nhận thẻ: Là các đơn vị bán hàng hóa dịch vụ, các trung tâm mua sắm…có ký kết với ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán như: Cửa hàng, khách hàng…Các sơ sở này được đặt các thiết bị máy móc để sử dụng thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, trả nợ thay thể hình thức thanh toán bằng tiền mặt.

nhung-noi-dung-co-ban-ve-nghiep-vu-phat-hanh-the-tin-dung

 

Thứ hai là ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành là thành viên chính thức của các của các tổ chức phát hành thẻ quốc tế, là nơi chuẩn bị và cung cấp thẻ cho khách hàng. Các ngân hàng này có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lí phê duyệt hồ sơ và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản cho khách hàng. Đồng thời cũng nơi thực hiện việc thanh toán sau cùng với chủ thẻ, cung cấp các thiết bị máy móc cho các cơ sở chấp nhận thẻ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, ngân hàng phát hành còn là ngân hàng thanh toán.

=>> xem thêm top 10 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng tốt nhất 

Thứ ba là ngân hàng thanh toán: Ngân hàng thanh toán là nơi trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một ngân hàng có thể vừa đóng vai trò là ngân hàng thanh toán vừa đóng vai trò là ngân hàng phát hành.

Thứ tư là chủ thẻ: Chính là những khách  hàng có tên ghi trên thẻ được sử dụng thẻ để chi trả, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thay thế tiền mặt. Chỉ có chủ thẻ mới có quyền được sử dụng thẻ của mình. Mỗi khi thành toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho các cơ sở chấp nhận thẻ thì chủ thẻ phải xuất trình thẻ để các cơ sở kiểm tra thông tin theo quy định và lập biên lai thanh toán. Mỗi chủ thẻ có thể sử dụng hoặc nhiều thẻ tín dụng khách nhau.

Thứ năm là danh sách Bulletin: Danh sách Bulletin còn gọi là danh sách báo động khẩn cấp, là danh sách liệt kê những số thẻ không được phép thanh toán. Đó là những thẻ tiêu dùng quá hạn, thẻ giả mạo đang lưu hành, thẻ bị lộ mật mã cá nhân ( Pin), thẻ bị mất cấp, thất lạc, thẻ bị loại bỏ. Danh sách này được lập ra nhằm mục đích thông báo cho những cơ sở chấp nhận thẻ trên toàn thế giới, không chấp nhận thanh toán cho những thẻ “đen” có số trong danh sách trên. Danh sách Bulletin được lập ra trên cơ sơ tập hợp từ những dữ liệu các thành viên phát hành trong hệ thống từng loại thẻ. Danh sách được cập nhật liên tục và gửi đến cho tất cả các ngân hàng thanh toán để họ thông báo kịp thời cho các cơ sở chấp nhận thẻ.

Ngoài ra còn có các nội dung nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng khác như:

  • Thương vụ: là các trường hợp sử dụng thẻ thanh toán hàng hóa, dịch vụ, trả nợ bằng thẻ hoặc các dịch vụ rút tiền mặt tại quầy thanh toán hoặc cá cây ATM do chủ thẻ thực hiện
  • Hạn mức tín dụng: là tổng số tín dụng (hay tổng số tiền) mà ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cấp cho chủ thẻ sử dụng chi tiêu thanh toán. Hạn mức đối với từng loại thẻ là khác nhau.
  • Tài khoản thẻ: là tài khoản mở riêng cho việc sử dụng chi tiêu thanh toán của chủ thẻ
  • Số PIN: Là mã số thẻ cá nhân của chủ thẻ để thực hiện các giao dịch rút tiền tại máy ATM, mã số này do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng. Khách hàng phải tuyệt đối giữ bảo mật, không được để lộ ra bên ngoài.
  • BIN: là mã số để nhận biết ngân hàng phát hành thẻ. Trong hiệp hội thẻ có nhiều ngân hàng thành viên, mỗi ngân hàng thành viên có một mã số riêng giúp thuận lợi trong việc thanh toán và truy xuất.

nhung-noi-dung-co-ban-ve-nghiep-vu-phat-hanh-the-tin-dung 1

Ngày hiệu lực:

  • Ngày sao kê: là thời điểm ngân hàng phát hành thẻ lập các sao kê về tài khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng.
  • Ngày đáo hạn: là ngày ngân hàng quy định cho chủ thẻ thanh toán toàn bộ hay một phần tổng trị giá trên sao kê.

Trung tâm thẻ: là nơi quản lý thẻ tín dụng, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động phát hành, cấp phép, tra soát thanh toán thẻ và quản lý những rủi ro liên quan đến thẻ.

Tổ chức thẻ quốc tế: là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế tham gia vào các công việc phát hành và thanh toán quốc tế.

=>> xem thêm các tổ chức phát hành thẻ tín dụng trên thế giới

Điểm ứng tiền mặt: là các đơn vị hay ngân hàng thanh toán được ủy quyền để ứng tiền mặt cho chủ thẻ, các điểm ứng tiền mặt cũng phải thực hiện ký hợp đồng chấp nhận ứng tiền mặt bằng thẻ. Trong một số trường hợp, máy ATM cũng là một điểm ứng tiền mặt tự động.

Trên đây là những mẹo vặt cơ bản về nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng của ngân hàng hay các tổ chức phát hành thẻ tín dụng. Hy vọng với những kiến thức cơ bản nhưng cực kỳ hữu ích này các bạn sẽ có thêm thông tin, kiến thức về thẻ tín dụng để sử dụng nó một cách hợp lý và tiện lợi nhất có thể.

Thuộc về CEO

Bài viết HOT

thu-nhap-tinh-thue_0811151618_2502095013

Mã số thuế là gì? Cách kiểm tra mã số thuế nhanh nhất

Một trong những công cụ để có thể tìm kiếm được những thông tin chính …