Thứ Sáu , 3 Tháng Năm 2024
Trang chủ / KIẾN THỨC THẺ / Cạnh tranh khốc liệt giành thị phần thẻ tín dụng

Cạnh tranh khốc liệt giành thị phần thẻ tín dụng

Cạnh tranh khốc liệt giành thị phần thẻ tín dụng

Vừa dứt đợt khuyến mại “khủng” kích cầu dịp Tết Nguyên đán dành cho khách hàng (ngân hàng phối hợp với các trung tâm thương mại) khi dùng thẻ tín dụng thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, các ngân hàng lại vào “chiến dịch” khuyến mại mới.

cạnh tranh mở thẻ tín dụng làm thẻ tín dụng credit cards

Tại Ngân hàng ANZ Việt Nam khi mở thẻ tín dụng, khách hàng được ưu đãi hoàn tiền lên đến 0,5% trên mỗi hóa đơn thanh toán. Không những thế, ANZ còn ưu đãi hoàn tiền tới 25% cho ba giao dịch đầu tiên, áp dụng cho chủ thẻ mới trong thời gian từ ngày 1/3 đến 30/4/2013.

Tại Vietcombank khi khách hàng mở thẻ tín dụng American Express được ưu đãi hoàn tiền lên đến 10%. Ngoài ra, khách hàng còn có thể được tặng 5 triệu đồng cho mỗi chủ thẻ có doanh số chi tiêu tối thiểu từ 100 triệu đồng trở lên…

Những lời mời mở thẻ tín dụng ngày càng xuất hiện nhiều.->Tại sao không để người dùng quyết đinh qua Diemuudai.vn???
Nhân viên của ngân hàng Z gọi điện mời phóng viên mở thẻ Visa. Mặc dù bị từ chối với lý do đang sử dụng thẻ Visa do một ngân hàng khác phát hành, nhưng nhân viên này vẫn tranh thủ “tiếp thị”: mở thẻ tín dụng của ngân hàng em, anh sẽ được miễn phí thường niên trong 1 năm và nhiều ưu đãi khi thanh toán bằng thẻ… Gần đây, những lời mời mở thẻ tín dụng như vậy ngày càng nhiều.

Chị Nguyễn Thanh Tâm – kế toán của một DN cho biết, DN của chị trả lương qua tài khoản của một ngân hàng. Mới đây ngân hàng này mời cán bộ, nhân viên của DN mở thẻ tín dụng với ưu đãi cực kỳ hấp dẫn: miễn phí thường niên 3 năm cho chủ thẻ; hạn mức chi tiêu lên tới 30 triệu đồng. Ưu đãi và ưu đãi hơn nữa… không khó để nhận ra các NHTM đang có một cuộc đua mới: cuộc đua tranh giành khách hàng mở thẻ tín dụng.

Quy trình mở thẻ tín dụng không có nhiều đột phá về mặt ý tưởng

Cán bộ nghiệp vụ của một NHTMCP tại Hà Nội cho biết, về cơ bản, quy trình thủ tục mở thẻ tín dụng được các ngân hàng đưa ra khá giống nhau như: cá nhân độ tuổi từ 18 trở lên, có tài sản bảo đảm, hoặc sổ tiết kiệm.

Với những người mở thẻ không cần tài sản bảo đảm phải đang công tác tại các tổ chức kinh tế, hoặc đơn vị sự nghiệp, có hộ khẩu thường trú, KT3 trên cùng địa bàn với đơn vị cấp thẻ tín dụng; hay cán bộ, nhân viên có hợp đồng lao động dài hạn, thời gian còn lại của hợp đồng tối thiểu 6 tháng…

Quy định là vậy, nhưng với các đơn vị sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng (nhất là đơn vị trả lương qua tài khoản) thì ngân hàng rất linh hoạt, chỉ cần có “bảo lãnh” của lãnh đạo DN là nhân viên có thể “sài” thẻ tín dụng mà không cần tài sản bảo đảm là tiền mặt, ký quỹ hoặc sổ tiết kiệm.

Theo một chuyên gia ngân hàng, việc các ngân hàng cạnh tranh, đua nhau khuyến mại mở thẻ ghi nợ không còn là mới, nhưng nay cuộc đua này lan sang cả với thẻ tín dụng. Ban đầu là những cái “bắt tay” với các trung tâm mua sắm để cả ba bên cùng có lợi. Nay, mùa mua sắm đã qua, không có sự hợp lực của trung tâm thương mại, các NHTM vẫn tiếp tục triển khai nhiều chương trình khuyến mại để giữ khách.

Phát triển thẻ tín dụng để phân tán rủi ro cho ngân hàng

“Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng vẫn rất khó khăn, nên ngân hàng phải đẩy mạnh kênh bán lẻ là đương nhiên”, một chuyên gia ngân hàng cho biết. Còn theo ông Trần Vũ Long – Giám đốc Trung tâm thẻ NHTMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank), đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng vào thời điểm này cũng giúp ngân hàng phân tán rủi ro.

Muốn phát triển thẻ tín dụng phải có chiến lược “nuôi” thẻ

Trước đây khi chưa rầm rộ khuyến mại phí thường niên, các ngân hàng còn thu lợi từ phí này (khoảng 300.000 – 350.000 đồng/năm, tùy ngân hàng), vì rất ít khách hàng để xảy ra chậm trả ngân hàng (thông thường là quá 45 ngày) phải chịu lãi suất phạt. Vì vậy không ít khách hàng mở thẻ tín dụng chỉ với mục đích tranh thủ khuyến mại.

Anh Nguyễn Anh Tuấn – phường Thanh Lương (Hà Nội) cho biết, đợt khuyến mại cuối năm 2012 anh đã mở thẻ tín dụng để hưởng chiết khấu 10% giá trị hóa đơn khi thanh toán khoản tiền không nhỏ trong việc mua tivi, tủ lạnh… Mới đây anh lại đến ngân hàng đóng thẻ.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ngân hàng không thu được lãi suất phạt từ khách hàng nào. Dù ít, nhưng nguồn thu từ thẻ tín dụng là cách để ngân hàng “năng nhặt chặt bị” trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, lãi suất vay qua thẻ tín dụng hiện nay luôn bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay tiêu dùng.

Một chuyên gia ngân hàng phân tích, nếu khách hàng không phải trả phí thường niên khi mở thẻ tín dụng thì rất có thể họ chỉ mở thẻ mà không sử dụng. Điều này từng xảy ra với trào lưu khuyến mại thẻ ghi nợ tràn lan của các NHTM vài năm trước.

Vì vậy, trước tiên các ngân hàng nên xác định đối tượng sử dụng thẻ tín dụng là ai. Nếu buộc khách hàng phải có tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm thì khách hàng sẽ ngại mở thẻ. Nhưng với khách hàng tầng lớp trung lưu có thể họ muốn vay qua thẻ tín dụng. Những khoản vay này tuy không lớn như cho vay qua hợp đồng tín dụng, ngân hàng phải đối mặt với khả năng xảy ra rủi ro nhiều hơn.

Thu hút sử dụng thẻ tín dụng bằng các ưu đãi khuyến mãi

Giám đốc Trung tâm thẻ của một NHTMCP cho biết, vấn đề đặt ra với ngân hàng là để giữ khách hàng sử dụng thẻ thì phải liên tiếp tạo ra chuỗi sự kiện như khuyến mại tặng quà, quay số trúng thưởng; đặc biệt phải tạo thuận lợi, tiện ích cho khách hàng trong suốt vòng đời của thẻ.

Thanh toán không dùng tiền mặt cần được đẩy mạnh nếu muốn phát triển thẻ tín dụng

Song điểm mấu chốt muốn để thẻ tín dụng “sống” lâu thì không còn cách nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. “Khi mà các đại lý, cửa hàng không mặn mà với POS; khi mà chưa có nhiều người đến cửa hàng hỏi có được thanh toán bằng thẻ không mới mua hàng, thì thẻ tín dụng vẫn còn gặp khó”, vị Giám đốc Trung tâm thẻ nói.

 Theo diemuudai.vn

Thuộc về CEO

Bài viết HOT

Đáo hạn thẻ tín dụng

Khi dùng thẻ tín dụng thì nên nắm rõ các thông tin sau

Sử dụng thẻ tín dụng ngày này đang được coi phổ biến và trong tương …