Hiện nay, nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán ngày càng trở nên phố biến. Hình thức thanh toán này dần thay thể tiền mặt, có thể chi tiêu trước – thanh toán sau. Chính vì vậy, mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể sử dụng sản phẩm tiện ích này. Đặc biệt là đối với sinh viên – những khách hàng không có nguồn thu thập ổn định. Do đó, thẻ tín dụng dành cho sinh viên đã có mặt và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của sinh viên. Thẻ tín dụng cho sinh viên là một loại thẻ đặc biệt chỉ được cấp riêng dành cho các bạn sinh viên.
Có rất nhiều sinh viên có nhu cầu mở thẻ tín dụng, đặc biệt là các bạn sinh viên khối trường kinh tế, có kiến thức về tài chính ngân hàng, cũng như có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng thường có nhu cầu làm thẻ tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, điều kiện để làm thẻ tín dụng thường là phải có mức thu nhập từ trên 3 triệu đồng. Vậy đối với các bạn sinh viên, còn chưa đi làm chưa có thu nhập hoặc đi làm thêm có thu nhập không cao thì có thể làm thẻ tín dụng Visa không?
Câu trả lời là không nên !
Để có thể có được thẻ tín dụng, giới sinh viên phải đóng một số tiền đặt cọc trước hay có cha mẹ hoặc một người lớn khác cùng ký vào đơn, nghĩa là những người này cũng phải có trách nhiệm trả nợ nếu người sinh viên không có khả năng trả. Và vấn đề là thẻ tín dụng đang được sinh viên sử dụng rất nhiều nhưng chỉ có để bằng bạn bằng bè hoặc sử dụng không hết chức năng của thẻ Các bạn sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học trong nước và quốc tế có thể làm thẻ tín dụng ngân hàng bao gồm các dòng thẻ tín dụng Visa, thẻ tín dụng Mastercard, thẻ tín dụng Ameriacan Express…Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của sinh viên có 2 cách thức để các bạn sinh viên có thể mở thẻ tín dụng cho mình
- Thứ nhất: Các bạn sinh viên có thể sử dụng thẻ phụ từ thẻ tín dụng chính của cha mẹ, anh chị – những người thân trong gia đình đã có thẻ tín dụng.
- Thứ hai: Các bạn sinh viên có thể làm thẻ tín dụng do mình đứng tên. Tuy nhiên, điều kiện để sinh viên có thể làm thẻ tín dụng giới hạn ở một số đối tượng.
Lý do sinh viên không nên làm thẻ tín dụng thứ nhất là về điều kiện làm thẻ. Không phải bạn sinh viên cũng có đủ điều kiện và khả năng tự mở thẻ tín dụng riêng cho mình. Điều kiện làm thẻ tín dụng cho các bạn sin viên gồm:
– Các bạn là sinh viên từ năm thứ 3 của các trường đại học (1 số ngân hàng giới hạn số trường đại học có thể làm thẻ tín dụng bạn cần tìm hiểu kỹ)
– Sinh viên phải sở hữu 1 ít nhất xe máy
– Điểm trung bình học tập từ 7.0 trở lên (từ 2.0 đối với hệ 4)
Yêu cầu mở thẻ tín dụng cho sinh viên phải yêu cầu có xe máy điều đó không hề dễ dàng với lứa tuổi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Còn phải dựa dẫm vào khoản chu cấp hàng tháng từ gia đình. Mặt khác, khi sinh viên có đủ khả năng để mở thẻ tín dụng thì cũng có khả năng gặp phải những rủi ro mà không hề mong muốn.
Chẳng hạn như, một số trường hợp như nhận được tin nhắn thông báo truy cập tài khoản vào một website giả mạo cách đây không lâu, gửi phần mềm chứa mã độc vào máy tính hoặc giả mạo nhân viên ngân hàng. Hoặc là khí giao dịch tại cây ATM sẽ dể bị lơ là mất thông tin của thẻ dẫn tới mất tiền không mong muốn. Để thẻ tín dụng quá lộ liễu cũng là điều kiện để kẻ gian sao chép thông tin trên thẻ sau đó mã hóa vào thẻ trắng và giao dịch bình thường. Khi thanh toán bằng thẻ tại các trung tâm mua sắm, ẩm thực…bạn sẽ nhận được hóa đơn ghi đầy đủ các khoản phát sinh phải trả. Bạn quá vội vàng ký xác nhận vào hóa đơn mà không kiểm tra lại tính chính xác của nó, đến khi hoàn thành giao dịch và ra về họ mới nhận ra giá trị các khoản đã bị “đội” lên nhiều lần so với thực tế nhưng không thể làm gì khác vì đã ký tên xác nhận.
=> Xem thêm rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng để biết thêm thông tin
Những rủi ro đó dẫn đến hậu quả các bạn sinh viên sẽ bị mất một khoản tiền khá lớn mà không có khả năng thanh toán lại cho ngân hàng, dẫn đến cảnh nợ nần phải bán những tài sản của mình đi để trả nợ hoặ phải nhờ đến bố mẹ, gia đình thanh toán khoản nợ đó gây hiệu ứng không tốt đến việc học tập của sinh viên.
Lý do thứ hai sinh viên không nên mở thẻ tín dụng riêng cho mình là về mục đích sử dụng thẻ tín dụng. Hầu hết sinh viên đều sử dụng tiền mặt là chủ yếu, chỉ sử dụng tiền để chi tiêu mua sắm vào các công việc nhỏ, mua đồ dùng cá nhân, ăn uống… Do vậy, việc chi tiêu vào các sản phẩm hàng hóa đắt tiền hay những dịch vụ sang trọng như nhà hàng, khách sạn, spa, các khu vui chơi giải trí,… là không phù hợp với lứa tuổi sinh viên đang phải dựa dẫm vào nguồn tài chính từ gia đình.
Thông thường đa số sinh viên có sự hiểu biết sai lầm rằng cần phải trả dần dần, cả tiền nợ lẫn tiền lời, mới có được quá trình tín dụng tốt. Đó là lý do khiến thẻ tín dụng là một trong những cách mượn nợ đắt giá nhất. Tỉ lệ về số tiền mượn của sinh viên so với tổng số tín dụng có thể sử dụng chiếm tới 30% chỉ số tín dụng của cá nhân đó.
Đối với thẻ tín dụng, các ngân hàng miễn lãi trong một thời gian cho khách hàng sau khi thanh toán giao dịch, thông thường là 45 tới 55 ngày. Tuy nhiên, với một số khoản chi quá nhỏ như thẻ điện thoại 200 – 500 ngàn đồng khiến bạn vô tình quên rằng đã từng dùng thẻ tín dụng “vay” ngân hàng để trả cho khoản đó. Hậu quả là bạn phải chịu phí phạt trả chậm sau 45 ngày, mà mức chi phí tối thiểu là 50.000 đồng tùy ngân hàng. Ngoài ra ngay lúc đó bạn còn bắt đầu bị tính lãi suất rất cao, có thể tới 25 – 30%/năm. Thật khó để có thể chấp nhận việc bị phạt tới 50.000đ chỉ vì trả trễ hạn 200.000đ tiền thẻ điện thoại cho ngân hàng phải không?
Tuy nhiên, không phải là bắt buộc sinh viên không được sử dụng thẻ tín dụng. Sinh viên có thể mở thẻ tín dụng phụ với hạn mức thấp (khoảng từ 1 – 1,5 triệu đồng) để thực hiện nhu cầu chi tiêu của mình. Thẻ tín dụng phụ cho phép bạn mở rộng tiện ích của thẻ tín dụng tới những người thân. Đặc biệt khi mở thẻ, sinh viên không cần phải chứng minh thu nhập. Hạn mức tín dụng của thẻ phụ sẽ được sử dụng chung với hạn mức tín dụng có sẵn trong thẻ chính. Bảng sao kê hàng tháng của bạn sẽ liệt kê tất cả giao dịch trên cả hai loại thẻ. Khi sử dụng thẻ tín dụng phụ, sinh viên vẫn được hưởng các lợi ích hay ưu đãi như thẻ chính. Mức lãi suất cũng như phí trả chậm cũng không cao, rủi ro của thẻ cũng sẽ hạn chế hơn.
=> Xem thêm cách chọn thẻ tín dụng phụ để có lựa chọn phù hợp nhất
Ngoài ra, việc sử dụng thẻ tín dụng phụ cũng giúp cho các bạn sinh viên chủ động được nguồn tài chính của mình sử dụng trong công việc sinh hoạt và học tập hằng ngày. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với thẻ tín dụng sẽ giúp các bạn sinh viên có được kiến thức về thẻ cũng như các lợi ích chức năng của thẻ để làm tiền đề cho việc sử dụng thẻ tín dụng sau này của mình khi đã đi làm và có thu nhập ổn định.
Nhìn chung thì việc việc mở thẻ tín dụng đối với sinh viên là chưa phù hợp với điều kiện và mục đích sử dụng thẻ. Nếu sinh viên thực sự muốn sử dụng thẻ tín dụng để có thể chủ động nguồn tài chính thì có thể mở thẻ tín dụng phụ với những lợi ích như thẻ chính và giảm bớt được rủi ro tài chính hơn.