Chiếc thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán hữu ích và tiện dụng nếu biết sử dụng đúng cách. Nếu việc sử dụng thẻ tín dụng là một cuộc chơi có nhiều ưu điểm nhưng không kém rủi ro thì việc nắm giữ cơ chế hoạt động của thẻ là luật chơi không phải ai cũng biết.
Lựa chọn thẻ tín dụng cẩn thận
Trước khi quyết định nộp hồ sơ mở thẻ, bạn cần hiểu nhu cầu và thói quen chi tiêu của mình, nắm rõ số tiền tiêu dùng mong muốn và số tiền có thể chi trả trong thời gian miễn lãi của ngân hàng. Khách hàng nên nắm rõ các loại phí sử dụng thẻ tín dụng như phí truy vấn hạn mức, lãi suất Vì việc cân bằng giữa nhu cầu sử dụng và các khoản chi là rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu các chương trình ưu đãi chủ thẻ tín dụng của các ngân hàng như chương trình tích lũy điểm thưởng, chương trình khuyến mãi hàng tháng…
Thông tin truy vấn có thể xem thêm tại diemuudai.vn
Nắm vững cách tính lãi suất khi sử dụng thẻ tín dụng
Đôi khi lời mờ chào “45 ngày miễn lãi” hay “50 ngày không tính phí” quá mùi mẫn và hấp dẫn mà bạn quên đi mức lãi suất cho khoản tiền mà bạn chưa kịp thanh toán vào cuối tháng. Nắm vững thời gian được miễn lãi cũng như thời gian phải thanh toán là một qui tắc không thể không nắm vững nếu bạn không muốn nguy cơ “nợ nần” gõ cửa nhà mình.
Thanh toán hết các khoản chi tiêu vào cuối tháng
Bạn chỉ có thể được hưởng những ngày không tính lãi nếu bạn đã hoàn thành thanh toán các khoản chi tiêu của tháng trước. Nếu bạn không đủ khả năng trả được hết, hãy cố gắng trả nhiều hơn mức thanh toán tối thiểu để giảm bớt lãi suất phải chịu
Kiểm tra hạn mức chi tiêu của thẻ tín dụng
Hãy tính hạn mức chi tiêu bằng mức bạn có thể chi trả chứ không phải bằng mức bạn muốn tiêu dùng. Nếu bạn không cảm thấy yên tâm với hạn mức đã cho của thẻ, bạn có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp thẻ giảm hạn mức xuống cho bạn.
Hiểu được cơ chế tính phí khi rút tiền mặt
Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể rút tiền mặt trực tiếp bằng thẻ tín dụng từ máy ATM, tuy nhiên, bạn hãy biết rằng bạn sẽ bị tính phí cho dịch vụ này ngay từ ngày rút tiền với lãi suất khá cao
Cân nhắc trước khi nhận hạn mức chi tiêu cao hơn hoặc khi mở một tài khoản tín dụng khác.
Trước khi bạn đồng ý cho phép ngân hàng nâng hạn mức tín dụng hoặc mở thêm thẻ tín dụng khác, bạn hãy cân nhắc kỹ là liệu bạn có thực sự cần việc này không và liệu bạn đã biết hết các trách nhiệm đi kèm khi có hạn mức tín dụng cao hoặc có nhiều thẻ cùng lúc?
Tránh mình khỏi những cám dỗ mua sắm.
Chi tiêu bằng thẻ tín dụng đồng nghĩa với việc mình đang mang nợ. Nếu bạn không kịp trả khoản nợ đầy đủ vào cuối mỗi tháng, bạn sẽ phải gánh thêm phần lãi trên khoản tiền đó. Vì vậy trước khi mua một món đồ, hãy dành thời gian để cân nhắc món đồ kia là rất cần thiết để mua hay chỉ là “nếu có thì càng hay”.
Nguyên tắc 20-10.
Nguyên tắc này giúp bạn xác định được mức tín dụng bạn có thể chi trả. Thẻ tín dụng là các khoản nợ, vì vậy cần tránh vay tiêu dùng nhiều hơn 20% của mức thu nhập thực lãnh hàng năm của bạn (không bao gồm các khoản vay thế chấp). Đồng thời, khoản chi trả cho những món nợ này không nên vượt quá 10% của thu nhập thực lãnh hàng tháng của bạn.
Giữ gìn thẻ cẩn thận.
Hãy luôn để mắt tới tấm thẻ của bạn để kịp thời nhận biết và báo cho ngân hàng phát hành thẻ kịp thời khi thẻ bị mất hoặc đánh cắp.
Người tiêu dùng nào thực hiện theo cách quản lý chi tiêu tín dụng một cách hợp lý như trên và hiểu được tầm quan trọng của các khoản tiết kiệm thì sẽ kiểm soát được việc chi tiêu rất tốt và duy trì được sự an tâm về tình hình tài chính của chính mình.